vnstartup.vn

Hãng thông tấn Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới thông tin, kiến thức với vô số ý kiến, quan điểm khác nhau và đặc biệt là mọi người có thể truy cập đến dữ liệu lớn mà hầu như không có sự kiểm duyệt chặt chẽ. Thông tin chỉ là dữ liệu đầu vào nhưng nhiều lúc thông tin đó chưa chắc đã là sự thật, được thiết kế để truyền đạt một ý nghĩa cho một ai đó. Vì vậy, người thu nhận thông tin rất có thể bị rơi vào bẫy. Vậy sở hữu thông tin có phải là sở hữu tri thức?

Tri thức không chỉ là sự sở hữu thông tin, mà còn là sự hiểu biết, nhận thức, và khả năng lĩnh hội thông qua việc phân tích, đánh giá, thẩm định, diễn giải các thông điệp và áp dụng vào thực tế phù hợp trong những bối cảnh cụ thể. Điều này đặt ra yêu cầu về việc giáo dục tư duy phê phán, đánh giá, thẩm định thông tin từ nhiều góc độ khác nhau cho giới trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều lượng thông tin khổng lồ đến từ các kênh không rõ nguồn gốc dẫn đến nhiều bạn có niềm tin chắc chắn rằng mình đọc nhiều, thu nhận rất nhiều thông tin và mình đang sở hữu học thức uyên bác. Nhưng thực ra không phải vậy.

Tri thức không chỉ sở hữu thông tin, mà còn là sự hiểu biết, nhận thức, và khả năng lĩnh hội thông qua việc phân tích, đánh giá, áp dụng vào thực tế.

Học thức là khả năng trong việc bạn áp dụng tri thức, kinh nghiệm, suy ngẫm và sự hiểu biết để đưa ra quyết định và lựa chọn đúng đắn và phù hợp, học không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức mà còn là cách chúng ta phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và hiểu biết về thế giới xung quanh.

Học thức liên quan đến tư duy phê phán, đánh giá thông tin từ các góc độ khác nhau, cũng như cần phải xem xét hậu quả của hành động và nhận ra giới hạn của tri thức. Thông tin không được đánh giá, thẩm định có thể dẫn đến những hiểu lầm, giả định sai lầm, vậy việc ra quyết định dựa trên những thông tin không chính xác sẽ cho ra kết quả không mong đợi, thậm chí trái ngược.

Trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, điều này ngày càng trở nên rất quan trọng. Với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệ và truyền thông, giới trẻ Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với vô vàn thông tin, từ các nội dung giáo dục đến giải trí. Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn trẻ đều biết cách hoặc có khả năng phân biệt các thông tin chính xác, sàng lọc ra những giá trị từ dòng thông tin dồi dào mà họ tiếp cận. Điều này đôi khi tạo ra một ảo tưởng về tri thức, tin rằng mình đã hiểu biết nhiều nhiều lắm, trong khi thực tế có thể chưa phải là như vậy.

Việc không ngừng đặt câu hỏi và nâng cao khả năng tư duy phản biện là điều quan trọng để giúp chúng ta có được những thông tin giá trị.

Câu hỏi đặt ra, chúng ta nên làm gì?

  • Nâng cao khả năng tư duy phản biện: Chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ tư duy phản biện, đánh giá và thẩm định thông tin từ nhiều góc độ khác nhau. Hãy dạy cho các bạn trẻ cách phân biệt thông tin chính xác, sàng lọc thông tin có giá trị từ những nguồn thông tin mà họ tiếp cận mỗi ngày.
  • Phát triển kỹ năng ứng dụng tri thức: Việc học hỏi không chỉ là việc thu nhận thông tin, mà còn cần hiểu và biết cách áp dụng tri thức một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống. Chúng ta cần dạy cho các bạn trẻ cách áp dụng kiến thức đã học vào những tình huống thực tế.
  • Thành thạo kỹ năng kiểm tra nguồn thông tin: Với lượng thông tin khổng lồ từ rất nhiều kênh không rõ nguồn gốc, khả năng kiểm tra và xác định nguồn thông tin đáng tin cậy là rất cần thiết. Hãy giáo dục và hỗ trợ các bạn trẻ trong việc phát triển kỹ năng này.
  • Tạo ra môi trường học tập tốt: Cần tạo ra một môi trường học tập thực sự tốt, nơi mà không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, mà còn tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tự tìm hiểu, thử nghiệm, thảo luận và trao đổi thông tin tìm kiếm.
  • Thúc đẩy tinh thần học hỏi và khám phá: Cần khuyến khích tinh thần học hỏi và khám phá, thay vì chỉ chăm chăm thu nhận thông tin. Chúng ta nên giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng và tìm hiểu sâu sắc về những kiến thức mà họ đang nắm bắt, không chỉ ở mức độ thông tin mà còn ở mức độ hiểu biết và ứng dụng.

Việc tiếp cận thông tin không tự động biến chúng ta thành người hiểu biết, có được thông tin không đồng nghĩa với việc ta đã nắm bắt được tri thức. Với thế hệ trẻ, không chỉ việc học mà còn cần có khả năng suy nghĩ độc lập, phân tích, đánh giá và ứng dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo trong đời sống. Học hành không chỉ là bước nắm bắt kiến thức mà còn là phương tiện giúp chúng ta phát triển tư duy, khả năng nắm bắt, giải quyết vấn đề và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.

Dương Liên LinkSME

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.